0907.791.333

QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÈ SẠCH THÁI NGUYÊN

14/08/2020
QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHÈ SẠCH THÁI NGUYÊN

Thái Nguyên từ lâu đã được coi là vùng đất trồng chè nổi tiếng trên khắp đất nước Việt Nam. Mỗi sản phẩm được tạo ra tại nơi đây thường có mùi hương đặc trưng và vị ngon tự nhiên mà không nơi nào có thể bắt chước được. Nhưng ít người biết rằng, để làm được chè Thái Nguyên không phải là dễ, người dân Thái Nguyên phải áp dụng quy trình sản xuất chè sạch rất công phu từ khâu hái nguyên liệu, sơ chế sản phẩm cho tới đóng gói và bảo quản. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu các giai đoạn tạo ra thành phẩm chè sạch Thái Nguyên của người dân bản địa ra sao nhé!

Chè sạch Thái Nguyên được sản xuất thủ công

Tuy cách mạng công nghệ hoá đã đem lại nhiều thành tựu cho xã hội, giúp cho các công việc trở nên dễ dàng hơn mà không cần đến quá nhiều sức lao động của con người. Nhưng hiện nay, đa số các hộ dân trồng chè trên Thái Nguyên đều sử dụng phương pháp thủ công để chế biến chè.

Không chỉ bởi vì việc sản xuất theo quy mô công nghiệp sẽ phù hợp hơn với các công ty, xí nghiệp lớn yêu cầu máy móc công nghệ đắt đỏ mà còn là việc mang đến hương vị truyền thống của chè Thái Nguyên.

Việc sản xuất chè sạch theo phương thức thủ công ở Thái Nguyên không những tận dụng được hết khả năng của nghệ nhận sao chè, mà còn tạo cho sản phẩm hương vị riêng biệt thơm ngon mà chế biến theo phương thức công nghiệp không thể có được. Từ đời này qua đời khác, các quy trình, công thức xa xưa được truyền từ thế hệ ông cha cho các thành viên trong gia đình trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất chè sạch. và dần dần tạo nên thương hiệu chè thủ công cho từng hộ gia đình tại nơi đây.

Để làm ra được chè sạch Thái Nguyên mà vẫn giữ được hương vị thơm ngon đặc trưng, là cả một quá trình đổ nhiều mồ hôi công sức của người nghệ nhân làm chè. Mỗi người sẽ có riêng cho mình bí quyết để tạo ra được loại chè đặc trưng của bản thân, và thành quả là thứ phản ánh đúng nhất về tính cách và tâm tính của người làm. Nhưng dù có làm thế nào đi chăng nữa, tóm gọn lại tất cả sẽ đều phải trải qua quy trình sản xuất chè Thái Nguyên gồm 7 giai đoạn quan trọng, bao gồm:

  • Thu hái nguyên liệu
  • Phơi chè
  • Ốp chè
  • Vò chè
  • Sao khô
  • Lên hương
  • Đóng gói thành phẩm

Từng công đoạn sẽ được người thực hiện sao sát chú ý và thực hiện cẩn trọng để đem lại kết quả tốt đẹp nhất mang đến cho người sử dụng, những thực khách gần xa chót cảm mến hương vị chè của miền đất này.

chè sạch thái nguyên

1. Giai đoạn 1: Thu hái lá chè tươi

Để làm ra được thứ chè sạch Thái Nguyên thì ngay từ những bước trồng trọt và chăm sóc ban đầu nguyên liệu phải được chọn lựa kỹ càng và đảm bảo không tồn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hay dư lượng phân hoá học. Các quy trình nuôi trồng đảm bảo an toàn và đúng kỹ thuật nhằm tạo ra các sản phẩm chất lượng.
Những búp chè tươi được người nông dân thu hái thủ công ngay trên đồi chè, trong quá trình này, người thu hoạch phải thao tác hết sức cẩn thận và áp dụng những kỹ thuật điêu luyện.

Tuỳ vào từng loại chè Thái Nguyên mà cách thu hoạch sẽ khác nhau, có thể là hái 1 tôm 2 lá non, hái 1 tôm 1 lá non. Mỗi loại sẽ tạo nên một hương vị đặc trưng riêng.

Các búp chè sẽ được hái lần lượt để đảm bảo cho lứa tiếp theo được phát triển tốt nhất và việc chăm sóc dễ dàng hơn.

Lúc cầm, không được nắm chặt sẽ làm gãy nát cánh chè, khi chè hái đầy tay phải bỏ vào rỏ đựng.

Tránh hái chè quá non hoặc qúa già sẽ làm ảnh hưởng đến mùi vị và màu sắc của chè.

chè sạch thái nguyên

2. Giai đoạn hai: Phơi chè

Sau khi được hái về, chè sạch Thái Nguyên sẽ được mang ra phơi mỏng để cho héo nhẹ, giúp khô sương và thoát hết khí nóng ẩm trong quá trình vận chuyển từ đồi về. Người dân Thái Nguyên thường chuẩn bị phòng thoáng khí, không kín gió để phơi, trước khi rải chè ra, nền nhà sẽ được lau dọn sạch sẽ và độ dày bảo quản không quá 20 cm.

Thường thời gian bảo quản chè không quá 10 tiếng, và cứ 1 – 1,5h thì sẽ rũ chè một lần. Người thực hiện cũng cần phải rất cẩn thận để không làm dập nát chè và thường xuyên theo dõi tình trạng, nếu không chè sẽ bị ôi, khi pha nước chè sẽ tối màu và giảm vị thơm ngon.

chè sạch Thái Nguyên

3. Giai đoạn ba: Ốp chè

Ốp chè hay còn gọi là dệt men chè là công đoạn mà người nghệ nhân sẽ cho lá chè phơi xong vào trong tôn quay. Kết thúc quá trình quay trong tôn, chè phải đạt đủ 4 yêu cầu dưới đây mới được coi là thành công:

  • Có mùi thơm đặc trưng của chè thay cho mùi hăng lúc ban đầu.
  • Lá chè không còn màu xanh tươi mà chuyển sang xanh sẫm.
  • Lá chè mềm dèo, phần cuống non dù bẻ gập lại cũng không gãy.
  • Trên bề mặt lá hơi dính, chè không bị rời sau khi dùng tay nắm chạt lại rồi thả ra.

chè sạch thái nguyên

4. Giai đoạn bốn: Vò chè

Lá chè ngay sau khi vừa kết thúc quá trình lên men ở trên sẽ được bước vào quá trình vò. Việc này giúp cho cánh chè cong và thon gọn lại, khi khô cánh sẽ đẹp hơn. Tuỳ theo từng loại mà thời gian vò dao động trong khoảng từ 10 – 30 phút.
Đầu tiên, lá chè sẽ được vò bằng tay để loại bỏ những cánh chè nhỏ nát vụn, sau đó sẽ đưa vào cối vò tiếp. Sau đó, người làm chè sẽ đem ra rũ tơi để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

chè sạch thái nguyên

5. Giai đoạn năm: Sao khô

Đây được coi là công đoạn khó nhất vì phải sao liên tục và cũng là bước quan trọng quyết định đến màu sắc và hương vị của chè.
Tôn quay sau khi được làm nóng đến nhiệt độ nhất định, người nghệ nhân sẽ cho chè vào sao khô. Lửa được điều chỉnh phù hợp để giữ nhiệt độ trong tôn quay ổn định, đồng thời vụn cám cũng được chú ý loại bỏ để không bị lẫn vào chè.
Thông thường để làm ra một mẻ chè 1,2 – 1,5 kg trung bình sẽ phải mất 20 phút.

chè sạch thái nguyên

6. Giai đoạn 6: Lên hương chè

Để thực hiện công đoạn này, người ta sẽ đổ chè đã sao kho ra mẹt, nong hoặc nia rồi nhặt nhạnh hết phần cuống và lá già còn sót lại, rồi sảy sạch cám
Tiếp theo, lại cho chè vào tôn quay một lần nữa, cho đến khi ngửi thấy được hương thơm là chè đã đạt yêu cầu.

chè sạch thái nguyên

7. Giai đoạn cuối cùng: Đóng gói thành phẩm

Đối với chè được bảo quản thủ công, người làm sẽ cho vào túi bóng dày và buộc chặt miệng túi. Sau đó để một nơi khô ráo trên cao, tránh để chè tiếp xúc trực tiếp với nền đất, vi khuẩn và nấm mốc dễ xâm nhập và tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Tuy nhiên, để bảo quản chè lâu hơn mà vẫn giữ được hương vị ban đầu, người ta cũng sẽ bảo quản trong môi trường chân không. Chè được cho vào các túi nhỏ và cho máy hút hết không khí trong túi và dập kín miệng lại.

chè sạch thái nguyên

Để tạo ra được sản phẩm chè sạch Thái Nguyên thơm ngon đặc trưng, người làm chè phải trải qua đầy đủ 7 bước trên. Từng công đoạn đều được làm cẩn thận và theo dõi sát sao. Vì chỉ một sơ suất nhỏ trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sản xuất chè sẽ làm thay đổi mùi vị và hương thơm của chè.

Vì thế, việc làm ra thành quả chè sạch Thái Nguyên đòi hỏi người nghệ nhân phải có kinh nghiệm chắc chắn, đồng thời sở hữu đôi bàn tay khéo léo và khả năng cảm nhận tinh tế để tạo nên sự đa dạng cho sản phẩm và đáp ứng nhu cầu cho lớp khách khác nhau trên mọi miền Tổ quốc.

Đến với chè Hương Nguyên, bạn sẽ được mua những sản phẩm chè sạch Thái Nguyên 100%.

Chúng tôi xin cam kết hoàn tiền 100% nếu sản phẩm có pha trộn màu, hoá chất độc hại, các sản phẩm trôi nổi trên thị trường.

Bạn trà hữu cần mua chè sạch Thái Nguyên, liên hệ ngay với chúng tôi:
Tại Thái Nguyên: Phường Quan Triều, TP. Thái Nguyên, T. Thái Nguyên

  • Tại TP.HCM: 662 Cộng Hòa, P.13, Q.Tân Bình, TP.HCM
  • Điện thoại: 0979 863 933 - 0907 791 333
  • Website: http://trahuongnguyen.com/
  • Email: trahuongnguyentn@gmail.com

 

>>> Xem thêm: Những lưu ý khi uống nước chè khô